Tại sao là Hà Nội, Việt Nam?


Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và thành phố lớn thứ hai theo dân số, có hơn 7,8 triệu người tính đến năm 2018. Thành phố Hà Nội nằm chủ yếu bên hữu ngạn sông Hồng. Dân số Hà Nội không ngừng tăng (khoảng 1-3% mỗi năm trong thập kỷ hiện nay), sự phản ánh thực tế thành phố vừa là một khu vực đô thị chính của miền Bắc Việt Nam, vừa là trung tâm chính trị của đất nước.

Năm 2017, tổng sản phẩm nội địa khu vực (GRDP), doanh thu bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Hà Nội có mức tăng tương ứng là 8,5%, 11,3% và 11,2% so với năm 2016. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế xu hướng này của kinh tế thủ đô sẽ tiếp tục tăng.

Năm 2018, ngành công nghiệp chế biến gỗ có 4.500 công ty đạt giá trị 8,9 tỷ Đô la Mỹ xuất khẩu, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 15 xuất khẩu sản phẩm gỗ toàn cầu, sử dụng 500.000 công nhân và hiện đang xuất khẩu sang 120 quốc gia (tăng từ 50 quốc gia của năm 2005). Hoa kỳ là thị trường số 1 của các sản phẩm gỗ Việt Nam, chiếm 42%.

Thị trường Mỹ xuất khẩu gỗ cứng của Việt Nam tăng 17,5% đạt 281,2 triệu Đô la Mỹ chỉ từ năm 2017 đến 2018. Giá trị này chiếm 77,3% sản phẩm gỗ cứng xuất sang thị trường Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là số 1 xuất khẩu gỗ cứng ở khu vực Đông Nam Á. Từ sự tăng đó, dẫn đến giá trị xuất khẩu gỗ cứng xẻ, gỗ cứng tròn và ván ép gỗ cứng của Hoa Kỳ sang Việt Nam đã tăng lần lượt 21,2%, 7,6% và 4,5% so với năm 2014.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Diễn đàn Chế biến Gỗ Việt Nam ngày 22 tháng 02 năm 2019 và đặt ra mục tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 11 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2019 và 20 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2025. Để đạt được giá trị xuất khẩu đó, nguyên liệu mà ngành công nghiệp gỗ sử dụng luôn là một vấn đề quan trọng, đặc biệt là vật liệu bền vững và hợp pháp được Việt Nam ưu tiên. Gỗ từ Hoa Kỳ là một trong những nguồn cung cấp quan trọng cho ngành chế biến gỗ của Việt Nam.